Tháp Bà Ponagar Nha Trang

Nếu bạn là người yêu thích tìm hiểu lịch sử – văn hóa của các địa phương, Tháp bà Ponagar Nha Trang sẽ là một điểm đến không thể bỏ qua trong chuyến du lịch Nha Trang, Khánh Hòa mùa hè này. Cùng Thuê Xe Nha Trang tìm hiểu sau hơn về đặc điểm kiến trúc này nhé!

THÁP BÀ PONAGAR

Nha Trang được biết đến là thành phố du lịch biển thuộc hàng “siêu sao” tại Việt Nam. Chưa dừng lại ở đó, Nha Trang còn lưu giữ nhiều điểm đến lịch sử – văn hoá, trong đó nổi tiếng nhất phải kể đến chính là Tháp bà Ponagar.

Giới Thiệu Chung Về Tháp Bà Ponagar Nha Trang

Giới Thiệu Chung Về Tháp Bà Ponagar Nha Trang

Tháp bà Ponagar hay còn được gọi với cái tên khác là khu di tích lịch sử Tháp bà Nha Trang, tọa lạc trên con đường 2 tháng 4 Vĩnh Phước, Nha Trang, Khánh Hòa. Địa điểm du lịch Nha Trang này cách trung tâm thành phố biển khoảng 2km về hướng Bắc. 

  •       Giờ mở cửa: 8:00 – 18:00.
  •       Giá vé tham quan: 21.000 VND/lượt. 

Khu di tích lịch sử Tháp bà Ponagar nằm trên khu đồi cao khoảng 10m, nhìn ra sông Cái. Bên cạnh giá trị về lịch sử – văn hóa, khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp cũng mang lại cho khách du lịch một trải nghiệm thú vị khi có dịp đến thăm địa điểm này. 

Thông tin liên hệ:

  1.     Địa chỉ: 61 Hai Tháng Tư, Vĩnh Phước, Nha Trang, Khánh Hòa 650000
  2.     Khung giờ hoạt động và off: Đang mở cửa Đóng cửa lúc 17:30
  3.     Tỉnh: Khánh Hòa
  4.     Kiểu dáng kiến trúc: Champa
  5.     Tên chính xác: Yang Po Inư Nưgar

Truyền Thuyết Về Tháp Bà Ponagar

Truyền Thuyết Về Tháp Bà Ponagar

Lịch sử hình thành của Tháp bà Ponagar bắt đầu từ khoảng hơn 10 thế kỷ trước. Đây là công trình nổi bật cho kiến trúc Chăm Pa cổ xưa, gắn liền với truyền thuyết về nữ thần Po Nagar Dara. 

Trong tiếng Chăm, Ponagar có nghĩa là “mẹ xứ sở”. Điều này thể hiện sự tôn kính và biết ơn của người dân đối với vị nữ thần này.

Theo truyền thuyết, Nữ vương Po Ina Nagar, hay còn gọi là Yang Po Nagar, được tạo nên mây trời và bọt biển. Bà là người tạo dựng ra Trái Đất, sản sinh gỗ quý, cây cối, lúa gạo và đã dạy người dân nơi đây biết kéo sợi, dệt vải, giúp cho cuộc sống của họ ấm no hơn.

Kiến Trúc Tháp Bà Ponagar

Kiến Trúc Tháp Bà Ponagar

Tháp bà Ponagar là công trình mang ý nghĩa tín ngưỡng vô cùng quan trọng với người Chăm khu vực Khánh Hoà, đồng thời cũng là một di tích lịch sử góp phần vào sự phát triển du lịch của thành phố Nha Trang. 

Thời Gian Diễn Ra Lễ Hội Tháp Bà Ponagar

Lễ hội diễn ra từ ngày 20 đến 23 tháng 3 Âm lịch hàng năm, gồm những nghi thức chính sau: 

  • Lễ thay y: được tiến hành đúng giờ Ngọ ngày 20 tháng 3.
  • Lễ thả hoa đăng: diễn ra từ 19 giờ đến 21giờ ngày 20 tháng 3. Nến và hoa được thả trên sông để cầu siêu cho các vong linh, với hơn mười ngàn chiếc hoa đăng nhỏ và năm hoa đăng lớn …
  • Lễ cầu quốc thái dân an: bắt đầu từ 6 giờ đến 8 giờ ngày 21 tháng 3, do Ban Trị sự Giáo hội Phật giáo Việt Nam tỉnh Khánh Hòa thực hiện. Đây là đại lễ cầu cho đất nước thanh bình, phồn vinh, nhân dân an vui, hạnh phúc.
  • Lễ cúng Ngọ, cúng thí thực: diễn ra từ 12 giờ đến 12 giờ 30 ngày 21 tháng 3 tại ngôi tháp chính, để dâng Mẫu và bố thí cho các cô hồn …
  • Tế lễ cổ truyền: diễn ra từ 4 giờ đến 6 giờ ngày 23 tháng 3, do các cụ hào lão đình Cù Lao dâng lễ theo nghi thức cổ truyền, rất trang nghiêm.
  • Lễ Khai Diên, lễ Tôn Vương: diễn ra từ 6 giờ đến 9 giờ ngày 23 tháng 3. Sân lễ được dựng trước Mandapa (tiền đình), mặt hướng vào điện thờ Đức Thánh Mẫu. Vật phẩm dâng cúng gồm có: hương đăng, trầu cau, rượu, vàng bạc, một phong bì đựng tiền (tiền này không bắt buộc, cúng nhiều ít là do Ban Tổ chức) và một khay để hai roi chầu.
  •  Lễ Dâng hương tạ Mẫu: diễn ra từ 23 giờ đến 24 giờ ngày 23 tháng 3, để dâng hương đăng lễ tạ Mẫu.

Giá Vé Tham Quan Tháp Bà Ponagar

Với giá vé rất là phải chăng đó là 22k/ ngườivé giữ xe là 3k/ xe máy. Có thể nói là giá vé rất rẻ để chúng ta có thể vào tham quan, cúng bái, tận hưởng điệu múa của người Chăm cực kỳ đặc sắc và có những bức ảnh sống áo phải gọi là chất lừ luôn

Những Khúc Mắc Thường Gặp Khi Tham Quan Tháp Bà Ponagar

Những Khúc Mắc Thường Gặp Khi Tham Quan

  • Vì đây là nơi linh thiêng của người Chăm nên bạn không nên xả rác bừa bãi hay nói những lời coi thường, dung tục về vị nữ thần này nhé.
  • Buổi chiều tối trên con đường Tháp Bà có rất nhiều đồ ăn ngon rẻ được bày bán, bạn đi chơi ở tháp Bà tầm chiều là hợp lý nhất hoặc bạn có thể đi buổi sáng để có thêm thời gian tận hưởng dịch vụ tắm bùn, massage và xông hơi để thư giãn.
  • Khách Trung Quốc tới tham quan tháp bà PoNagar khá đông nên có thể bạn sẽ bị nhầm là người Trung Quốc luôn đấy.
  • Nhớ mang mũ hay ô và kính râm theo nếu đi lúc trời nắng nhé.
  • Khi vào điện thắp hương thì cần phải mặc đồ dài, không đeo kính hay đội mũ, mặc áo hở vai, quần/ váy cao trên đầu gối. Nếu bạn có lỡ mặc trang phục quá ngắn thì đừng lo lắng vì bạn có thể mặc áo lam bên ngoài nha (được phát miễn phí ngay bên trái tháp chính).
  • Đoàn múa thường biểu diễn vào buổi chiều nên mọi người đi sáng sẽ không có cơ hội xem đâu.
  • Các bạn nhớ tuân thủ các bảng chỉ dẫn, thông báo tại đây và không tạo dáng chụp ảnh phản cảm hay ăn uống xả rác trong khuôn viên tháp đâu nhé.

Kết luận

Trên đây là 1 chút review  tổng quan về kiến trúc Tháp Bà PoNagar. Chúng tôi chắc rằng đây sẽ là một trong số những trải nghiệm khó quên nhất, thú vị nhất và không nên bỏ qua khi các bạn đi du lịch Nha Trang.

Rate this post