Khám Phá Ga Đà Lạt Bạn Không Nên Bỏ Lỡ

Ga Đà Lạt không chỉ là một công trình kiến trúc đặc sắc của thành phố Đà Lạt, mà còn là nơi ghi dấu ấn đặc biệt trong lịch sử ngành Đường sắt Việt Nam. Đây là một trong những nơi chụp ảnh đẹp nhất của thành phố và là điểm đến hàng đầu của du khách khi đi du lịch Đà Lạt.

GA ĐÀ LẠT

Trong bài viết sau đây Thuê Xe Du Lịch Nha Trang sẽ giới thiệu đến các bạn về những thông tin về ga xe lửa Đà Lạt được số đông du khách yêu thích và lựa chọn đây là địa điểm check in đẹp mỗi khi đến du lịch tại Đà Lạt.

Giới Thiệu Về Ga Xe Lửa Đà Lạt

1. Ga Đà Lạt ở đâu?

Ga Xe Lửa Đà Lạt tọa lạc tại số 1, đường Quang Trung, thành phố Đà Lạt. Nằm ở trung tâm thành phố Đà Lạt, ngay cạnh các địa điểm du lịch Đà Lạt nổi tiếng như Hồ Xuân Hương, Chợ Đà Lạt, Quảng Trường Lâm Viên, Ga Đà Lạt hoàn toàn là một địa chỉ check in lý tưởng trong hành trình khám phá Đà Lạt trung tâm của bạn.

2. Giá vé và giờ mở cửa:

  1. Sau nhiều năm cho tham quan miễn phí hiện nay ga đà lạt đã áp dụng giá vé vào cổng là 10.000đ / người.
  2. Giờ mở cửa từ tham quan 8h00 sáng đến 16h30 chiều hàng ngày.
  3. Trong 1 ngày sẽ có 5 chuyến đi khởi hành từ Đà Lạt đi Trại Mát với thời gian khởi hành như sau:
    • Chuyến đầu tiên: 7h15 => 9h15
    • Chuyến thứ 2: 9h20 => 11h20
    • Chuyến thứ 3: 11h55 => 13h25
    • Chuyến thứ 4: 14h => 15h30
    • Chuyến cuối: 16h05=> 17h35
  4. Giá vé ga đà lạt đi trại mát
    • Đối với khách Việt Nam giá là: 135.000 – 150.000đ vé khứ hồi và 100.000đ đối với vé 1 chiều
    • Đối với khách Nước Ngoài là: 170.000đ vé khứ hồi và 150.000đ vé 1 chiều
    • Đối với vé 1 chiều chỉ áp dụng cho đoàn 20 người trở lên, bạn nên gọi số điện thoại của ga để biết thêm chi tiết.

3. Ga Đà Lạt có chạy không?

Ga Đà Lạt hiện nay vẫn có những chuyến tàu chạy đều đặn hàng ngày, tuy nhiên, điểm dừng cuối cùng của chuyến tàu là nhà ga Trại Mát Đà Lạt, Tàu tại Ga chỉ chuyên phục vụ cho hoạt động tham quan, du lịch chứ không còn phục vụ vận chuyển hàng hoá như trước đây.

4. Ga tàu Đà Lạt tên gì?

Khi được khánh thành, người Pháp gọi nhà ga với cái tên DALAT PLATEAU RAIL ROUTE, có nghĩa là: Tuyến đường sắt Cao Nguyên Đà Lạt. Người Đà Lạt thì gọi nhà ga với cái tên thuần Việt hơn: Ga xe lửa Đà Lạt. Cái tên đã gắn bó với bao thế hệ người Đà Lạt cùng bao biến cố, và còn mãi với người Đà Lạt cho đến tận hôm nay!

Lịch Sử Nhà Ga Đà Lạt

  • Ga Đà Lạt được xây dựng từ năm 1932 đến năm 1938, nằm trong tuyến đường sắt Tháp Chàm – Đà Lạt, kết nối thành phố cao nguyên với Phan Rang (Ninh Thuận). Tuyến đường sắt này dài 84km, độ chênh cao toàn tuyến là 1.500m, được khởi công từ năm 1908 theo lệnh của Toàn quyền Đông Dương Paul Doumer. Năm 1932, tuyến đường hoàn thành cũng là thời điểm xây dựng ga.
  • Toàn tuyến có 12 nhà ga, 5 hầm chui, là một tuyến đường sắt đặc biệt bởi có 16km đường sắt răng cưa leo dốc, với độ dốc trung bình 12%. Khi ấy, đường sắt và đầu máy có bánh xe răng cưa chỉ có ở Thụy Sĩ và Việt Nam.
  • Năm 1972, tuyến đường sắt này bị chiến tranh phá hủy. Năm 1975, đất nước thống nhất, tuyến này được khôi phục nhưng chỉ hoạt động trong một thời gian ngắn do hiệu quả kinh tế kém. Hệ thống đường ray, dấu vết đường sắt răng cưa bị tháo bỏ. Các nhà ga bị bỏ hoang.
  • Nhà ga Đà Lạt được thiết kế bởi hai kiến trúc sư người Pháp là Moncet và Revéron, với kiến trúc đậm tính bản địa. Cấu trúc công trình mạch lạc, khoa học song hình thức rất tinh tế.
  • Công trình có bố cục đối xứng, với khối kiến trúc ở giữa mô phỏng 3 đỉnh của núi LangBiang và những mái nhà rông Tây Nguyên; hai bên là hai khối kiến trúc trải dài. Chính giữa công trình, bên ngoài, dưới mái có mặt đồng hồ to ghi lại thời gian bác sĩ Alexandre Yersin phát hiện ra Đà Lạt.
  • Ở khối giữa, phía trước có hai sảnh, một dành cho hành khách và một là sảnh hàng hóa. Giữa hai lối đi này là nơi chờ tàu. Khối kiến trúc giữa này chỉ có 1 tầng với không gian rộng và chiều cao lên tới mái.
  • Về tổng thể, kiến trúc công trình hài hòa với thiên nhiên và là một điểm nhấn đô thị độc đáo. Ga Đà Lạt được công nhận là Di tích lịch sử – văn hóa quốc gia năm 2001.
  • Hiện nay, nhà ga đã bị tách khỏi hệ thống đường sắt quốc gia Việt Nam, nhưng vẫn là một điểm du lịch hấp dẫn. Nhà ga duy trì một đoàn tàu du lịch gồm 1 đầu máy và 4 toa đi – về tới ga Trại Mát (phường 11, thành phố Đà Lạt), nằm ở phía đông, cách Đà Lạt 7km, đi mất khoảng 25 phút.
  • Trên cung đường này, du khách có thể ngắm nhìn phong cảnh ngoại ô lãng mạn của thành phố. Ở điểm cuối là ga Trại Mát, du khách có thể tới tham quan chùa Linh Phước (còn gọi là chùa Ve Chai) – một ngôi chùa nổi tiếng, độc đáo.
  • Bên cạnh đó, ga vẫn bán vé liên vận trên tuyến đường sắt Thống Nhất, đi từ ga Nha Trang (Khánh Hòa) và phục vụ xe ô tô trung chuyển Đà Lạt – Nha Trang.

Lịch Sử Nhà Ga Đà Lạt

Hướng Dẫn Đường Đi Tới Ga Đà Lạt

  • Đường đi tới Nhà Ga Đà Lạt

Chỉ cách trung tâm thành phố 2.5km, du khách dễ dàng di chuyển đến Ga bằng taxi hoặc thuê xe máy Đà Lạt không cần bằng lái. Bạn chỉ cần đi theo hướng dẫn Google maps được cập nhập hoặc hướng dẫn chi tiết cung đường ngay dưới đây:

  • Xuất phát từ Chợ Đà Lạt, đi đường Nguyễn Thị Minh Khai, qua cầu Ông Đạo
  • Đi vào Trần Quốc Toản, di chuyển tiếp theo hướng đi Quảng Trường Lâm Viên
  • Đến đường Yersin, đi qua tiếp Nguyễn Trãi, rẽ vào đường Quang Trung, Ga Đà Lạt nằm ở bên tay phải tại số 1 đường Quang Trung.

Hướng Dẫn Đường Đi Tới Ga Đà Lạt

Ga Đà Lạt Có Điều Gì Mà Hấp Dẫn Đến Vậy?

1. Nhà ga xe lửa cổ nhất Việt Nam

Nhà ga được xây dựng vào năm 1932 – 1938, do kiến trúc sư người Pháp thiết kế, đây được xem là một trong những nhà ga cổ kính đẹp nhất ở Đông Dương.

Hình dáng của nhà ga được lấy cảm hứng từ thiên nhiên nơi đây tạo nên một phong cách kiến trúc vô cùng độc đáo. Hiện nay, ga xe lửa này chỉ còn lại một đầu máy và 4 toa tàu. Ga xe lửa chỉ chạy trên một tuyến duy nhất tới nhà ga Trại Mát và chủ yếu để phục du khách đến đây tham quan.

2. Nhà ga xe lửa cao nhất Việt Nam

Thành phố Đà Lạt nằm ở độ cao 1.500m so với mực nước biển, nên địa điểm được coi là nhà ga cao nhất Việt Nam. Đoạn đường sắt răng cưa dài 16km, vượt độ cao 1.000m của đèo Sông Pha với độ dốc 12% được thiết kế theo kiểu Thuỵ Sĩ.

Mặc dù, tuyến đường sắt đã dừng hoạt động nhưng vẫn mở cửa để phục vụ khách du lịch đến thăm quan. Đứng trên tuyến này, bạn sẽ có cơ hội ngắm nhìn thành phố

Ga Đà Lạt Có Điều Gì Mà Hấp Dẫn

3. Nhà ga xe lửa đẹp nhất Việt Nam

Là một công trình kiến trúc cổ kính đẹp bậc nhất của TP. Đà Lạt, ga Đà Lạt được coi là nhà ga xe lửa cổ đẹp nhất Việt Nam và Đông Dương.

Đã gần 1 thế kỷ trôi qua, với biết bao thăng trầm của lịch sử những kiến trúc nhà ga vẫn còn nguyên vẹn, là niềm tự hào của người dân Đà Lạt. Do đó, rất nhiều du khách khi đi du lịch Đà Lạt đều muốn check in ở nhà ga để làm kỉ niệm.

Mặc dù quy mô không lớn song với kiến trúc đặc sắc, hài hòa với thiên nhiên, nhà ga là một công trình đẹp, tạo nên điểm nhấn đô thị.

4. Đầu tàu hơi nước và hệ thống bánh răng độc nhất

Đầu kéo cho hai đôi tàu tại nhà ga là đầu máy hơi nước chuyên dụng HG 4/4- mã hiệu của đầu kéo dùng cho đường sắt có đoạn có ray răng cưa do Công ty CFI ở Đông Dương đặt hàng Công ty ở Thụy Sĩ chế tạo. Đây là hai món chỉ còn 1 vài nơi trên thế giới. Và ga Đà Lạt là một trong những địa điểm lưu giữa lại nguyên vẹn nhất.

5. Nhà ga với biểu tượng độc đáo của Đà Lạt

Với phong cách kiến trúc độc đáo, nhà ga khá giống nhà ga xe lửa ở miền Nam nước Pháp với phần nhô ra từ nóc và thụt vào phía chân theo hướng thẳng đứng.

Nhà ga cổ kính là địa điểm check in yêu thích cho những bạn thích chụp với bối cảnh xưa cũ. Với lớp sơn màu vàng tươi, cùng chiều dài 66m, chiều ngang rộng 11,4m, cao 11m, nhà ga trong đẹp chẳng kém những nhà ga ở nước ngoài đâu nhé!

Đặc biệt, phía trước còn có mặt đồng hồ to ghi lại mốc thời gian mà bác sĩ Alexandre Yersin đã phát hiện ra cao nguyên Langbiang và Đà Lạt (15h30 phút ngày 21/6/1893).

Ga Xe Lửa Trải Nghiệm Đi Tàu Ngắm Cảnh

Một trải nghiệm không thể thiếu khi du khách đến với nhà ga Đà Lạt là đi xe lửa ngắm vẻ đẹp toàn cảnh của thành phố mộng mơ này. Nhà ga này hoạt động 1 tuyến duy nhất đến Trại Mát. Khi di chuyển tàu chạy rất chậm để du khách có thể tha hồ ngắm cảnh và chụp ảnh suốt dọc đường.

Hiện tại thì mỗi ngày sẽ có 5 chuyến đi từ Đà Lạt đi Trại Mát.

  • Chuyến đầu tiên: 7h15 – 9h15
  • Chuyến thứ 2: 9h20 – 11h20
  • Chuyến thứ 3: 11h55 – 13h25
  • Chuyến thứ 4: 14h – 15h30
  • Chuyến cuối: 16h5 – 17h35
  • Đối với khách Việt Nam giá là: 135.000 – 150.000đ vé khứ hồi và 100.000 vé 1 chiều
  • Đối với khách Nước Ngoài là: 170.000đ vé khứ hồi và 150.000đ vé 1 chiều

Tuy nhiên, phải đủ 20 khách trở lên tàu mới chạy. Vì vậy, bạn cần liên hệ trước để xem ngày và khung giờ muốn đi tàu có đủ người không nhé!

Một điểm trừ nho nhỏ là, do đầu máy tàu đã cũ nên hơi ồn so với đi xe lửa bình thường. Thêm nữa, quá trình di chuyển ngắn nên trên tàu không có dịch vụ ăn uống và nhà vệ sinh đâu.

Ga Xe Lửa Trải Nghiệm Đi Tàu Ngắm Cảnh

Một Số Lưu ý Khi Du Lịch Tại Nhà Ga

  • Nhà ga là kiến trúc cổ vì thế du khách không được có hành động phá hoại, làm mất mỹ quang xung quanh.

  • Khi tham quan bằng tàu đến Trại Mát, đặc biệt là chuyến khứ hồi thì bạn phải liên hệ trước với nhà ga có đủ số lượng không, nếu không đủ số lượng thì tàu sẽ không chạy đây đấy nhé!

  • Xung quanh có nhiều nơi bán đồ lưu niệm, bạn có thể ghé và mua về làm quà cho gia đình và người thân

Kết Luận

Trên đây là tất cả thông tin được Du Lịch Văn Thanh giới thiệu về Nhà Ga Xe Lửa Đà Lạt là một không gian sống ảo, địa điểm check in cho du khách vé xe khứ hồi về với những ngày tháng cũ. Một địa điểm khám phá độc đáo, du khách những trải nghiệm chân thật nhất của Đà Lạt. Chúng tôi hy vọng qua bài viết này các bạn sẽ thấy được cảm xúc khi tự mình đến đây mới mẻ và đặc biệt đến khó tả như thế nào.

Rate this post